Thực tập không lương – chiêu trò cao tay của các công ty

Nhưng bằng câu nói quen thuộc này, họ sẽ là những con thiêu thân, cố gắng thể hiện khả năng bản thân và là những nhân viên chăm chỉ nhất nhưng hiếm khi được cơ hội để đi tiếp ngoài “ sinh không lương” vì bên cạnh họ còn có rất nhiều người đang “thử việc”.

Tâm lí chung của sinh viên vào những năm cuối thời Đại học là kiếm được một công việc để thực tập, chỉ cần một công việc, không bận tâm có lương hay không lương hay thậm chí là trái ngành, trái nghề. Sinh viên ngày càng thích thử sức, thích đi phỏng vấn để có “kinh nghiệm” thì các công ty lại lợi dụng điều đó để biến họ thành “nhân viên tạm thời” của mình. Nhờ vậy họ không phải trả một khoản lương lớn, hay phải có bất kì sự đầu tư nào về nhân lực cho các dự án ngắn hạn của mình. Và theo dòng chảy đó, các công ty kiếm được lợi nhuận càng cao thì sinh viên của chúng ta lại càng nhanh chóng thành nô lê, những “chân chạy việc” nhiệt thành nhất.

Phân tích rõ hơn về cái được gọi là tự biến mình thành nô lệ của sinh viên Việt Nam nói riêng và sinh viên trên toàn thế giới nói chung.

1. Thực tập có là bắt buộc?

Nếu bạn không đủ điểm để viết khóa luận thì thực tập là cách còn lại để bạn hoàn thành mục tiêu tốt nghiệp của mình. Và thực tập cũng quyết định đến điểm số ra trường của bạn. Vì vậy chỉ cần công ty hứa hẹn cho bạn sự “xác nhận xác đáng” sau khi kết thúc thời gian thực tập, thì dù có lương hay không, có bị biến thành nô lệ hay không, hay những điều họ nói về có là thật, sinh viên vẫn đâm đầu vào. Họ thật sự cần hoàn thành mục tiêu cao cả hơn là “tốt nghiệp”.


Thế nhưng bạn cần xác định được việc muốn một công việc thực tập khác với việc bạn sẽ bị bóc lột không thương tiếc và tốn khoảng thời gian quý báu còn lại của thời Đại học để làm một kẻ ngốc. Không sai, không viển vông và xa vời nếu bạn dám “deal lương” với nhà tuyển dụng “công việc không lương” đó, hoặc tìm cho mình một công việc khác.

2. Phấn đấu vì tương lai được nhận vào làm chính thức

Đây là lời hứa hẹn cay đắng nhất. Rất nhiều các bạn sinh viên tin rằng bằng sự nỗ lực hết sức, họ có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty. Họ có thể có được công việc khi vừa ra trường. Nhưng bằng câu nói quen thuộc này, họ sẽ là những con thiêu thân, cố gắng thể hiện khả năng bản thân và là những nhân viên chăm chỉ nhất nhưng hiếm khi được cơ hội để đi tiếp ngoài “thực tập sinh không lương” vì bên cạnh họ còn có rất nhiều người đang “thử việc”.

3. CV đẹp hơn sau khi ra trường

Bạn có chắc chắn rằng việc ghi vào CV công việc thực tập không lương của mình sẽ giúp bạn sáng giá hơn các ứng viên khác, hay làm bạn đánh bại họ. Về phương diện nhà tuyển dụng, càng ngày họ càng đưa ra các yêu cầu cao hơn cho các vị trí tuyển dụng. Số năm kinh nghiệm là một trong số đó. Nhưng việc là một nhân viên chính thức hoàn toàn khác xa với phạm trù thực tập sinh không lương. Họ không đánh giá cao bạn dù bạn từng làm cho một công ty chứng khoán hay bất động sản nếu bạn chỉ là kẻ nô lệ. Làm sao bạn tin rằng nhà tuyển dụng thực sự của bạn sẽ dành cho bạn cơ hội bởi điều đó khi chính những công ty từng bóc lột bạn với công việc không lương còn không tôn trọng nỗ lực của bạn.

4. Học hỏi được kinh nghiệm

Thực tế rằng, tiền trao cháo múc, nếu bạn được trả lương đương nhiên công ty bạn đang làm việc sẽ “bóc lột” bạn theo hướng những công việc thực thụ, nhưng công việc thực tế mà khi ra trường bạn thật sự ứng dụng được trong cuộc sống, nghề nghiệp. Tuy nhiên, vì bạn không được trả lương nên sự bóc lột của bạn cũng sẽ khác, sẽ đơn giản đúng nghĩa với danh xưng “chân chạy việc”. Và khi ở vị trí này dù làm ở đâu, khi kết thúc công việc điều bạn nhận được chỉ là học cách nhẫn nhịn thay vì được học hỏi theo đúng như họ đã hứa.

Tác hại của xu thế “thực tập không lương”

Nếu đối với sinh viên, tác hại của thực tập không lương thể hiện một cách rõ rệt, ngoài ảo vọng về các lợi ích, hứa hẹn có được, tốn thời gian, công sức, tiền bạc.

Thì đối với các công ty lợi dung chiêu trò này, nó mang tác hại xa, tác hại ở tương lai và không chỉ ảnh hưởng đến một vài công ty mà thậm chí là cả nền kinh tế. Vì thực tập quả thực là cách tiếp cận thực tế, va chạm xã hội tốt nhất cho các sinh viên khi còn ngồi ghế nhà trường hay đã ra trường. Đây quả thực là môi trường rèn luyện và tạo ra lực lượng lao động năng động, có thể đảm đương nhu cầu công việc thực tế ngày một khắt khe. Tuy nhiên, việc thực tập không lương, cái lợi trước mắt, tác hại sau này, các công ty, doanh nghiệp đang tự hạn chế lao động tương lai của họ. Để rồi nhu cầu cao trong công việc sẽ khiến nhân viên ưu tú là một danh từ khan hiếm.

Giải pháp

Biến công việc không lương thành hưởng lương. Hoặc ít nhất là có các chế độ đãi ngộ kèm theo tùy vào tính chất công việc. Điều này không những thúc đẩy sự cống hiến hết mực từ các thực tập sinh. Số tiền các doanh nghiệp bỏ ra phù hợp với các công việc mang tính chất thực tế hơn là “chân chạy việc”, giúp ta có một thời thế của sự đào tạo thật sự. Những lời hứa hẹn không thành dối trá. Mà các công ty cũng sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân thực tập sinh hay lợi ích vật chất họ đã bỏ ra.

Có cung có cầu, có đầu tư thì lợi nhuận nhận lại cũng sẽ xứng đáng!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *