Những lưu ý cho những ứng viên trước khi phỏng vấn

Đây là điều rất cần thiết trong mỗi cuộc . Hãy sử dụng các câu hỏi mở để tìm ra điều ứng viên mong muốn khi làm việc với công ty của bạn.

Bạn đã biết những thông tin gì về ứng viên của mình??? Kinh nghiệm làm việc của họ? Ứng viên mong muốn và tìm kiếm điều gì? Đó chính là nền tảng giúp buổi phỏng vấn được thành công mỹ mãn. Nhưng nếu bạn còn mơ hồ về những vấn đề trên, đừng vội nghĩ đến buổi phỏng vấn ứng viên nhé.
Sau đây là một số điều mà nhà tuyển dụng cần lưu ý trước buổi phỏng vấn ứng viên:

1. Thông tin về lương bổng

Bạn cần tìm hiểu chế độ lương bổng mà ứng viên đang được hưởng ở công ty hiện tại. Đó không chỉ là mức lương hàng tháng, mà phải kể đến tiền thưởng, chế độ cổ phiếu, cùng những khoản thưởng khác mà ứng viên đang được công ty hiện tại trả.

2. Biết được khoảng chênh lệch giữa điều ứng viên “muốn” và điều ứng viên “có”

Nhiều ứng viên không muốn thay đổi công việc chỉ vì họ muốn bảo toàn quyền lợi ở công ty hiện tại. Họ chỉ đổi việc khi công việc mới đáp ứng được những chế độ mà công ty cũ còn thiếu. Chỉ khi biết rõ sự chênh lệch này, bạn mới có thể đề nghị những quyền lợi hấp dẫn để chiêu mộ nhân tài về cho mình.

3. Ứng viên làm việc hiệu quả nhất khi nào?

Nhiều người chỉ làm việc hiệu quả khi được yên tĩnh một mình, nhưng một số khác lại thể hiện năng lực vượt trội khi làm việc chung với nhóm. Bạn nên tìm hiểu đặc điểm này để lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.

4. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên

Mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ điểm mạnh và điểm yếu của từng ứng viên.

5. Mong muốn từ công việc mới

Đây là điều rất cần thiết trong mỗi cuộc phỏng vấn. Hãy sử dụng các câu hỏi mở để tìm ra điều ứng viên mong muốn khi làm việc với công ty của bạn.

6. Ứng viên có phỏng vấn ở công ty khác không?

Bạn cần hỏi ứng viên còn phỏng vấn ở công ty nào khác nữa không? Nếu một ứng viên sáng giá tiết lộ rằng họ đang cân nhắc giữa 3 công ty và đang đợi thư mời làm việc từ 2 công ty khác, bạn sẽ tìm ra phương án thích hợp để cạnh tranh với 5 đối thủ trước đó.

7. Thương lượng để 2 bên cùng có lợi

Ở mục 5, bạn đã biết ứng viên mong đợi gì ở công việc mới, còn ở mục 7 này, bạn tiếp tục tìm hiểu chính xác ứng viên muốn điều đó như thế nào.
Ví dụ, ứng viên muốn mức lương cao hơn công ty cũ, vậy thì anh ta mong đợi mức lương bao nhiêu. Hoặc nếu ứng viên muốn thực hiện những dự án mới, thì đó là những dự án gì?

8. Liệu ứng viên có thể đảm trách tốt công việc

Ở giai đoạn phỏng vấn đầu tiên này, bạn vẫn chưa thể kết luận ứng viên có phải là người hoàn hảo cho vị trí mà bạn đang tuyển hay chưa. Nhưng bạn cần xác định liệu ứng viên có khả năng đảm trách tốt công việc sắp tới hay không. Hãy nhớ, bạn tuyệt đối không nên nhận xét dựa trên những đánh giá chủ quan, mà hãy căn cứ vào kinh nghiệm và thành tích trước đây của ứng viên.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *