Những bước thoát ra nơi an toàn để bạn được thành công

Khi bạn từ chối cơ hội để tham gia thảo luận tại một hội nghị, đó là bởi vì bạn không có thời gian, hay do bạn quá sợ hãi? Khi bạn quyết định không đối đầu với đồng nghiệp hãm hại bạn, đó là do bạn nghĩ mọi chuyện cũng sẽ qua, hay là vì bạn sợ xung đột?

Có nhiều lý do để bạn ngại bước ra vùng an toàn. Bạn cần phải nói trước đám đông, nhưng đầu gối của bạn dường như bị khóa chặt ngay khi bạn có ý định bước lên bục phát biểu. Bạn muốn mở rộng các mối quan hệ của mình, nhưng lại ngại giao tiếp với người lạ. Bạn ngại đưa ra ý kiến trong một cuộc họp vì sợ rằng phát biểu của mình sẽ sai. Nhiều người xử lý những việc như thế bằng cách không làm việc đó nữa.

1. Cứ làm đi!

Nghịch lý nằm ở chỗ những việc khó chịu trên chính là việc mà bạn cần phải làm. Khi chúng ta lớn lên và bắt đầu học mọi thứ, cho đến lập nghiệp, chúng ta liên tục phải đối mặt với các tình huống. Chúng ta cần điều chỉnh và dũng cảm bước ra vùng an toàn. Nếu không, bạn có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng.

Hãy cứ làm đi và dũng cảm bước ra vùng an toàn
2. Trung thực với chính mình

Khi bạn từ chối cơ hội để tham gia thảo luận tại một hội nghị, đó là bởi vì bạn không có thời gian, hay do bạn quá sợ hãi? Khi bạn quyết định không đối đầu với đồng nghiệp hãm hại bạn, đó là do bạn nghĩ mọi chuyện cũng sẽ qua, hay là vì bạn sợ xung đột?

Hãy trung thực với chính mình. Tìm mọi lý do để tự bào chữa sẽ khiến cho bạn không dám bước ra vùng an toàn của mình. Không bao giờ bạn có thể vượt qua sự thụ động của mình nếu bạn không trung thực với động cơ đầu tiên khi bạn đưa ra một quyết định nào đó.

3. Hành động theo cách riêng

Rất ít người có thể chiến đấu với tình huống khó khăn. Bạn có thể khổ sở trong việc tán gẫu, nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu đề tài bạn đưa ra chính là “sở trường” của bạn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi thiết lập mối quan hệ mới, ngoại trừ việc bạn chọn cho mình một bối cảnh không quá lớn để làm quen với ai đó.

4. Nhận ra cơ hội

Nhận ra cơ hội là mấu chốt của vấn đề. Giáo sư Andy Molinsky tại Đại học Harvard qua nhiều năm làm việc với những người cố bước ra vùng an toàn cho rằng chúng ta có nhiều lựa chọn hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta hoàn toàn có thể làm cho tình huống bớt căng thẳng hơn. Hãy tìm cơ hội điều chỉnh hành vi của mình để dễ thực hiện hơn và cố giảm thiểu sự khó chịu đến mức thấp nhất.

5. Tận dụng lợi thế

Bạn cảm thấy áp lực khi phải trò chuyện với một nhóm nhiều người, hãy tận dụng lợi thế ở những nơi yên tĩnh hơn để nói chuyện, bàn bạc cùng nhau. Nếu bạn ghét nói chuyện trước công chúng và cảm thấy thoải mái hơn nếu đó là trong một khán phòng nhỏ, hãy hẹn đi cà phê thân mật với những người mà bạn muốn hợp tác.

Hãy hẹn đi cà phê thân mật với những người mà bạn muốn hợp tác
6. Liều một phen

Để bước ra vùng an toàn, bạn phải liều ngay cả khi không thoải mái. Hãy đặt bạn vào tình huống mà khi đó bạn buộc phải dấn thân vào, bạn sẽ khám phá ra rằng những điều ban đầu bạn tưởng tượng không đáng sợ như bạn nghĩ.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như đăng ký một lớp học nói trước đám đông chẳng hạn. Hãy thử nêu lên quan điểm của mình tại các cuộc họp nhỏ với đồng nghiệp để xem cảm giác của mình như thế nào. Ngoài ra, cũng nên tìm một người bạn thân hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy để họ đưa ra lời khuyên cho bạn.

Bạn có thể vấp ngã, nhưng đó không phải là vấn đề. Nó chính là cách duy nhất để bạn có thể học hỏi và trưởng thành. Bạn có thể cảm thấy bất lực khi cố bước ra vùng an toàn. Nhưng chúng ta thật sự có nhiều sức mạnh hơn so với những gì chúng ta nghĩ

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *