Ngành du lịch: Muốn làm du lịch tốt thì phải mến khách.

Nhìn bề ngoài nghề có vẻ thanh tao, nhàn nhã nhưng vào rồi mới biết công việc đòi hỏi một sự hy sinh lớn về quỹ thời gian cá nhân (hoạt động không theo giờ hành chính), sự cẩn trọng, chu đáo đến mức chi tiết, tác phong lịch thiệp, mến khách cho dù tâm trạng không vui vẻ, và phải không ngừng học hỏi.

Cùng phát triển với trên thế giới, Việt Nam hiện vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng, thu hút nhiều nhân sự cho các vị trí cả thấp lẫn cao. Bản thân ngành này không quá kén chọn bằng cấp và luôn tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức. Nhưng, đây là một ngành khá đặc thù vì yêu cầu cơ bản của ngành là phục vụ con người.

Ông Nguyễn Đình Toàn (ảnh), CEO Công ty Orchid Hospitality Consulting, chia sẻ kinh nghiệm để thành công trong ngành du lịch mến khách (hospitality).

Ngành hứa hẹn tương lai.
Cùng với sự phát triển của du lịch VN, ngành hospitality (tạm dịch là ngành mến khách) thu hút nhiều nhân sự và luôn có nhu cầu tuyển dụng cao, với các vị trí từ thấp đến cao. Bản thân ngành này không quá kén chọn bằng cấp và luôn tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi, nâng cao kiến thức. Nhưng, đây là một ngành khá đặc thù, chữ “hospitality” đã nói lên yêu cầu cơ bản của ngành là phục vụ con người.
Ưu đãi cao, yêu cầu lớn.
Ngành có nhiều ưu đãi đặc biệt cho nhân viên như: du lịch trao đổi kinh nghiệm nhiều nơi trên thế giới, chế độ đào tạo hằng năm… Nếu có thể đạt đến vị trí quản lý, mức lương trong ngành hospitality rất cạnh tranh. Tuy nhiên, bản thân mô hình hoạt động kinh doanh của một dự án ngành mến khách khá phức tạp, bao gồm sự liên hệ trách nhiệm mật thiết giữa các bộ phận khác nhau. Trách nhiệm của từng cá nhân liên quan đến kết quả công việc của cả tập thể, vì vậy nếu chỉ chú tâm vào những gì mình làm mà không quan tâm đến hoạt động của tổng thể thì khó có thể tồn tại trong một đội ngũ và cùng xây dựng đội ngũ thành công. Sự hợp tác, phối hợp đồng bộ là quan trọng nhất trong tất cả các kỹ năng. Muốn tham gia vào ngành này, ứng viên cần phải có tố chất, có tinh thần trách nhiệm, ngoại ngữ tốt, thái độ mềm mỏng, nhã nhặn, nhiệt tình, thích giao tiếp với người khác. Nếu muốn phát triển lên những vị trí cao hơn, đòi hỏi ứng viên phải có thêm những yếu tố khác như: sáng tạo, có óc mỹ thuật, có năng khiếu lãnh đạo, có tính nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng…
Luôn sẵn sàng mang đến niềm vui.

Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ mát, spa, cao ốc phức hợp… phát triển mạnh tại VN. Nguồn cung thiếu, cầu nhiều, các công việc trong ngành này dễ tìm và lương cao.
Nhìn bề ngoài nghề có vẻ thanh tao, nhàn nhã nhưng vào rồi mới biết công việc đòi hỏi một sự hy sinh lớn về quỹ thời gian cá nhân (hoạt động không theo giờ hành chính), sự cẩn trọng, chu đáo đến mức chi tiết, tác phong lịch thiệp, mến khách cho dù tâm trạng không vui vẻ, và phải không ngừng học hỏi.
Để thành công trong ngành hospitality, hãy đừng nghĩ đây là ngành dễ làm việc, được ăn mặc đẹp, mức lương cao, nơi làm việc thú vị… mà hãy tìm hiểu về một ngành dịch vụ luôn sẵn sàng mang đến niềm vui, sự thư giãn cho người khác. Ứng viên phải có sẵn chữ “mến khách” trong lòng và luôn giữ tiêu chí này trong trái tim mình.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *