Để chinh phục sếp , không quá khó như bạn tưởng

Các sai sót trong quá trình là vấn đề hết sức bình thường. Rất nhiều người giỏi hiện nay thậm chí “cố gắng” đặt mình vào các tình huống khó khăn để có được các bài học quý báu. Do vậy bạn không có lý do gì để “tự ái” về các sai phạm của mình cả, miễn là đừng để tình trạng này kéo dài liên tục.

1. Đừng thể hiện bản thân quá nhiều

Việc thể hiện bản thân quá nhiều để chứng minh rằng mình “có giá trị” nào đó trong mắt lãnh đạo là điều không nên làm. Nhất là khi các vị khó tính thường có cái nhìn không mấy thiện cảm và thường đòi hỏi rất cao ở các nhân sự của mình. Với những người có cá tính mạnh thế này, bạn sẽ dễ dàng tạo thiện cảm hơn nếu khẳng định được giá trị của mình về lâu dài, chứ không phải là các kết quả thiếu ổn định nhất thời.

Bạn cũng nên thay đổi suy nghĩ của mình trước, nhìn nhận lại sự việc một cách khách quan và công bằng hơn. Đa phần các vị sếp khó tính thường là do “bản tính tự nhiên” của họ, những người này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao trong công việc và sự chu toàn nhất định trong các công tác bạn đảm nhận. Điều này có nghĩa là, họ khó tính trong… mọi chuyện và với mọi người, chứ không phải chỉ riêng bạn. Cách làm việc này có thể tạo ra sự bất mãn nhất thời cho nhân sự, nhưng nếu bạn có thể học theo và bám trụ được trong vài năm, chắc chắn bạn sẽ là nhân sự rất giỏi về chuyên môn đấy.

2. Chuẩn bị kĩ để tự tin trình bày

Như người viết đã có đề cập ở trên, điểm yếu để “hạ gục” những vị sếp khó tính này chính là sự kỹ càng trong cách làm việc. Có thể bạn đã gặp rất nhiều tình huống tương tự như thế này: bạn trình bày kế hoạch, bạn được hỏi và trả lời tốt vài câu tổng quát, đến lúc sếp hỏi sâu hơn về các dẫn chứng, số liệu, kế hoạch cụ thể, nhân sự đảm nhận… thì bạn lại không thể trình bày rõ ràng được. Và tiếp sau đó là một loạt các chỉ trích và đánh giá từ vị sếp khó tính này.

Nếu bạn không muốn thấy tình huống trên lặp đi lặp lại (có thể dẫn đến mất việc nếu bạn cứ bị chỉ trích mãi) thì tốt nhất bạn nên thủ sẵn các phương án trả lời cho mình tại nhà. Bạn cần nhớ rằng sếp mình không phải kiểu người sáng tạo hay có xu hướng ủng hộ sự “đột phá” trong công việc, nên ngoài sự chuẩn bị kỹ nhất có thể, các phương pháp làm việc khác đều dễ dàng dẫn đến thất bại. Điều bạn cần làm là hãy tỉ mỉ hóa bản kế hoạch của mình, liệt kê và thêm số liệu cho bất cứ thông tin nào bạn cảm thấy nguy hiểm. Nếu đó là kế hoạch quan trọng, tốt nhất hãy nhờ đồng nghiệp hoặc ai đó có chuyên môn tốt kiểm định lại giúp bạn.

Điểm yếu để “hạ gục” những vị sếp khó tính này chính là sự kĩ càng trong cách làm việc
3. Chấp nhận thiếu sót của mình và cố gắng hơn nữa

Các sai sót trong quá trình làm việc là vấn đề hết sức bình thường. Rất nhiều người giỏi hiện nay thậm chí “cố gắng” đặt mình vào các tình huống khó khăn để có được các bài học quý báu. Do vậy bạn không có lý do gì để “tự ái” về các sai phạm của mình cả, miễn là đừng để tình trạng này kéo dài liên tục.

Đối mặt với các lão làng khó tính là một thách thức, song cũng là một cơ hội tuyệt vời để vượt qua chính giới hạn hiện tại của bạn trong công việc. Nếu một ngày nào đó bạn công tác tại một vị trí mà ở đó mọi thứ tất thảy đều bình bình, sếp thì dễ thương và đồng nghiệp thì dễ mến, không ai chỉ trích đánh giá bạn vì sự thiếu chuyên nghiệp này nữa, bạn nghĩ lúc đó mình sẽ thăng tiến bằng cách nào?

Trong tất cả trường hợp, bạn cần hiểu rằng vị sếp khó tính mà các nhân sự vẫn quây quần lại nói xấu lẫn nhau trong các bữa ăn trưa, thực chất là người để ý đến chất lượng công việc cao nhất tại phòng ban – công ty. Nếu bạn đang mong muốn phát triển sự nghiệp của mình theo một hướng đi chắc chắn và chuyên nghiệp, hãy “tận dụng” chính sếp mình như một hình mẫu lý tưởng về phong cách làm việc và đánh giá tại công ty.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *